Thiết kế Tiger_II

Một model thể hiện mặt trước cong thời kỳ đầu, được gọi là tháp pháo "Porsche".Một góc nhìn rõ về mặt góc trước của tháp pháo sản xuất "Henschel", được chụp trong Chiến dịch Panzerfaust tại Budapest, 15 tháng 10 năm 1944.

Henschel giành được hợp đồng, và tất cả những chiếc Tiger II đều được sản xuất bởi công ty này.[14] Hai thiết kế tháp pháo được sử dụng trong sản xuất. Thiết kế ban đầu thỉnh thoảng bị gọi nhầm là tháp pháo "Porsche" bởi mọi người tin nó do Porsche thiết kế cho nguyên mẫu của họ; trên thực tế nó là thiết kế ban đầu của Krupp cho cả hai nguyên mẫu. Tháp pháo này có mặt trước tròn và hai bên có độ dốc lớn, với một chỗ phồng nghiêng rất khó chế tạo ở phía trái tháp pháo để lấy không gian cho vòm của chỉ huy. Năm mươi tháp pháo ban đầu đã được lắp đặt trên các thân vỏ của Henschel và được sử dụng trong chiến đấu. Tháp pháo "sản xuất" thường thấy hơn, thỉnh thoảng được gọi là tháp pháo "Henschel", đã được đơn giản hoá với một bề mặt trước phẳng và dày hơn rất nhiều, không có khoang bắn (được tạo ra bởi bề mặt nghiêng của tháp pháo ban đầu), các cạnh bên ít nghiêng hơn, và không có chỗ phồng làm vòm cho chỉ huy.[15]

Các tháp pháo được thiết kế để mang súng 8.8 cm KwK 43 L/71. Cộng với kính ngắm một mắt Turmzielfernrohr 9d (TZF 9d — kính ngắm viễn vọng tháp pháo) (với toàn bộ nhưng chỉ một số ít Tiger II thời kỳ đầu sử dụng), nó là một vũ khí rất chính xác và chết người. Trong thử nghiệm, khả năng chính xác ước tính của viên đạn đầu tiên vào một mục tiêu cao 2m, rộng 2.5m chỉ dưới 100% ngoài tầm 1000m, ở mức 95–97% ở 1500m và 85–87% ở 2000m, tuỳ thuộc vào kiểu đạn. Tính năng chiến đấu được ghi nhận trong thực tế thì kém hơn, nhưng vẫn trên mức 80% ở khoảng cách 1,000 m, ở mức 60% ở 1,500 m và 40% ở khoảng cách 2,000 m. Khả năng xuyên tấm giáp nghiêng 30 độ là 202 và 132mm ở khoảng cách 100 và 2000m với đạn xuyên giáp Panzergranate 39/43 (PzGr—đạn xuyên giáp), và 238 và 153mm với đạn xuyên giáp cao cấp (lõi tungsten) PzGr. 40/44 trong cùng khoảng cách. Đạn có đương lượng nổ cao Sprenggranate 43 (SpGr) có thể được sử dụng cho các mục tiêu mềm, hay Hohlgranate hay Hohlgeschoss 39 (HlGr—HEAT hay đạn đầu đạn chống tăng đương lượng nổ cao), có khả năng xuyên giáp 90mm ở bất kỳ khoảng cách nào có thể được sử dụng như đạn lưỡng dụng chống lại các mục tiêu mềm hay xe thiết giáp hạng nhẹ.[16]

Tốc độ quay tháp pháo nhanh có được nhờ động cơ thuỷ lực kết nối với động cơ chính; một vòng xoay tròn có thể được thực hiện trong 19 giây khi động cơ ở chế độ chờ, và trong vòng 15 nếu động cơ ở tốc độ hoạt động tối đa cho phép. Việc di chuyển tháp pháo bằng động cơ được dùng để nhanh chóng đưa mục tiêu vào trong tầm ngắm của súng, nhưng những điều chỉnh thêm khi di chuyển và nâng nòng súng được thực hiện bằng bánh tay quay của pháo thủ. Nếu mất động cơ, tháp pháo có thể di chuyển chậm bằng tay, được hỗ trợ bởi người nạp đạn cũng có một bánh xe quay khác.[17]

Như mọi xe tăng của Đức, nó có một động cơ xăng, trong trường hợp này là loại 700 PS (690 hp, 515 kW) V-12 Maybach HL 230 P30 tương tự như động cơ dùng cho loại PantherTiger I nhẹ hơn. Tiger II có động cơ yếu, giống nhiều loại xe tặng hạng nặng khác trong Thế chiến II, và tiêu thụ rất nhiều nhiên liệu, vốn luôn thiếu thốn với người Đức. Bộ truyền động là Maybach OLVAR EG 40 12 16 Model B, với tám số tiến và bốn số lùi, điều khiển các bánh xe xích. Đây là Henschel L 801, một thiết kế bán kính kép vốn rất dễ hư hỏng. Thanh xoắn treo ngang đỡ thân vỏ, và chín bánh xe chồng 800mm có vỏ cao su lăn trong xích mỗi bên.[18]

Giống như Tiger I, mỗi chiếc xe được xuất xưởng với hai bộ xích: một bộ thường là "xích chiến đấu" và một bộ hẹp hơn là xích "di chuyển" được dùng khi xe được vận chuyển bằng tàu hoả. Các bộ xích di chuyển làm giảm tổng chiều rộng của xe và có thể được sử dụng để xe đi qua các khoảng cách ngắn trên mặt đất cứng. Tổ lái sẽ phải thay xích chiến đấu càng sớm càng tốt khi xe được hoàn thành vận chuyển. Áp lực trên mặt đất là 0.76 kg/cm2 (10.8 psi).[19]

Góc nhìn từ phía sau với hai ống xả khí.

Thực sự những gì mà Tiger II đã làm trên chiến trường thực sự không nhiều vì đã được sản xuất trong khoảng thời gần cuối thế chiến khi tình hình không thể cứu vãn, không tác động nhiều vào cục diện của cuộc chiến. Nhưng nó đã tạo ra ấn tượng rất lớn, các xe tăng hạng trung của Anh, Mỹ, Liên Xô rất khó có thể bắn xuyên giáp trước của Tiger II (để phá được giáp trước của Tiger II cần phải có pháo hạng nặng, như pháo cỡ 122mm của xe tăng IS-2). Trung sĩ Clyde D. Brunson, sư đoàn thiết giáp số 2 quân Đồng minh: “Một ngày, một chiếc Royal Tiger xuất hiện cách xe tăng chúng tôi khoảng 130 m và ngay lập tức bắn hạ xe tôi. 5 xe tăng khác trong đội chúng tôi lập tức khai hỏa vào mặt trước chiếc Tiger II từ khoảng cách 180 - 550 m, khoảng 5 hay 6 phát, tất cả đạn đều nảy đi và chiếc Tiger II từ từ lùi lại rồi rút lui. Nếu chúng tôi có một chiếc xe tăng như Tiger II, có lẽ tất cả chúng tôi đều có thể trở về nhà sau cuộc chiến...”. Tuy vậy, việc làm giáp thật dày cũng khiến khối lượng xe nặng tới 69,8 tấn, gây ra một loạt các vấn đề về bảo trì và độ cơ động.

Cung cấp sự cơ động cho xe là động cơ Maybach HL 230 P30 công suất 700 mã lực vốn được lắp đặt trên xe tăng Panther. Tuy nặng nề nhưng Tiger II không quá chậm chạp, tốc độ di chuyển trên đường tốt đạt 38 km/h trong khi trên đường xấu là 17 km/h, nhưng vấn đề nằm ở chỗ động cơ quá tốn nhiên liệu (500 lít/100 km) cho nên tiếp liệu cho Tiger II trên chiến trường thực sự là cơn ác mộng với cả kíp lái và hậu cần. Dự trữ hành trình của Tiger II chỉ khoảng 120 km trên đường tốt, còn nếu đi vào đường địa hình thì còn khoảng 80 km, tầm hoạt động hạn chế cộng với việc cần liên tục bảo dưỡng làm giảm nhiều sự hiệu quả của Tiger II. Chiếc xe tăng mang biệt danh “Vua hổ” này cũng cần kíp lái được đào tạo kỹ lưỡng để điều khiển lẫn bảo dưỡng, vì một giờ hoạt động của Tiger II cần tới 10 giờ để bảo dưỡng. Thực tế đã ghi nhận nhiều chiếc Tiger II bị bỏ lại do hết xăng, hoặc do kíp lái không thể sửa được nó trong điều kiện chiến trường.

Các biến thể Panzerbefehlswagen

Hơn 50 chiếc Tiger II đầu tiên được sản xuất với tháp pháo Porsche-Wegmann trước khi chuyển sang loại tháp pháo Henschel-Krupp tốt hơn.

Hai biến thể chỉ huy của Tiger II, Panzerbefehlswagen (Pz.Bef.Wg. Tiger Ausf. B) được đặt kế hoạch sản xuất. Chúng chỉ mang theo 63 viên đạn 8.8 cm để có khoảng không đặt các thiết bị radio và trang bị phụ thêm.[6] Phiên bản Sd.Kfz. 267 đã sử dụng các bộ radio FuG 8 và FuG 5, với những thay đổi đáng chú ý nhất bên ngoài là một cần ăng ten dài 2 mét trên nóc tháp pháo và một Sternantenna D ("Star antenna D"), được lắp trên một đáy cách ly (105mm Antennenfuss Nr. 1) được bảo vệ bởi một hình trụ bọc thép lớn. Thiết bị này nằm ở phía sau trên vị trí ban đầu được dùng đặt các thiết bị lội nước.[6] Phiên bản Sd.Kfz. 268 sử dụng các bộ radio FuG 7 và FuG 5 với một cần ăng ten dài 2 m trên tháp pháo phía sau.[20]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiger_II http://www.koenigstiger.ch http://afvdb.50megs.com/germany/pz6.html#AusfB http://battlefieldsww2.50megs.com/la_gleize_king_t... http://www.achtungpanzer.com/articles/tigertam.htm http://www.achtungpanzer.com/gallery/ktgal2.htm http://www.achtungpanzer.com/pz13.htm#grille http://www.achtungpanzer.com/pz5.htm http://www.achtungpanzer.com/tiger-tamers-battle-f... http://tankarchives.blogspot.com/2013/03/is-2-vs-g... http://tankarchives.blogspot.com/2013/05/100-mm-gu...